Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

THÁI ĐỘ BIẾT ƠN


Thái Độ Biết Ơn
Đoạn, Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Hãy truyền cho A-rôn rằng: Cầm lấy cây gậy anh, giơ tay ra trên nước xứ Ê-díp-tô, trên rạch, sông, bàu, và khắp mọi nơi có nước trong xứ, hầu cho nước hóa thành huyết; cả xứ Ê-díp-tô, và trong những bình chứa nước bằng gỗ, bằng đá đều sẽ có huyết hết thảy — Xuất Êdíptô ký 7:19

Môi-se và A-rôn đã xác định vai trò một cách rõ ràng. Môi-se sẽ là lãnh tụ của con cái Israel, song A-rôn sẽ là phát ngôn viên của ông một khi Môi-se cảm thấy bị hạn chế trong cách nói năng của ông. A-rôn sẽ phát biểu; còn Môi-se sẽ nắm lấy hành động. A-rôn sẽ lập lời hứa; còn Môi-se sẽ cung ứng. Hai anh em là một đội biểu lộ sức mạnh của họ và bù đắp các nhược điểm cho nhau.

Đây là trường hợp, bậc thánh hiền Do Thái bị bối rối khi A-rôn, chớ không phải Môi-se, được truyền cho phải giáng ba trận dịch đầu tiên sau khi cảnh cáo Pharaôn. Đây chẳng phải là đấu trường của Môi-se sao? Môi-se đã thực thi các trận dịch còn lại, vậy tại sao không thực hiện ba trận dịch đầu tiên?

Bậc thánh hiền giải thích rằng trong khi Môi-se phải là người thực hiện ba trận dịch đầu tiên, Đức Chúa Trời thực hiện một ngoại lệ vì một lý do rất hay. Lý do ư? Lòng biết ơn.

Hai trận dịch đầu tiên liên quan đến việc đánh vào sông Ni-lơ. Hành động đầu tiên biến nó thành huyết, và hành động thứ hai dẫn đến trận dịch ếch nhái, chúng ra từ dòng sông. Sông Ni-lơ đã xử sự tốt với Môi-se. Nó đã trung thành bồng ẳm ông thật an toàn khi là một trẻ sơ sinh đặt vào tay của công chúa Pharaôn. Môi-se nợ cuộc sống mình với sông Ni-lơ. Và vì vậy quả là không thích ứng cho ông khi làm hại nó.

Trận dịch thứ ba, muỗi, bị bày ra bằng cách đập trên đất. Môi-se cũng rất biết ơn đối với đất nữa. Khi ông giết người Ai-cập, đất nuốt chửng thi thể để bảo vệ Môi-se không bị hại ngay lập tức, cung ứng cho ông thời gian để chạy trốn an toàn vào sa mạc. Môi-se cũng nợ cuộc sống mình đối với đất nữa.

Trong việc lựa chọn A-rôn để bắt đầu ba trận dịch đầu tiên, Đức Chúa Trời đã dạy cho Môi-se biết – và tất cả chúng ta – một bài học rất năng động về lòng biết ơn: Nếu chúng ta có lòng biết ơn đối với các đối tượng vô tri vô giác, như sông và đất, huống chi chúng ta cần phải biết ơn nhiều hơn nữa đối với con người ! Khi chúng ta học biết phải biết ơn mọi sự trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta cũng sẽ biết phải biết ơn như thế nào đối với con người trong cuộc sống của chúng ta.

Chế độ nô lệ của người Do Thái ở Ai-cập bắt đầu với thái độ không biết ơn – người Ai-cập đã sống vô ơn trước sự giúp đỡ mà Giô-sép đã làm cho họ. Sự cứu chuộc của họ khởi sự với lòng biết ơn.

Quí bạn ơi, sự cứu chuộc luôn luôn bắt đầu với lòng biết ơn. Khi chúng ta tập trung vào những thách thức của cuộc sống và mọi sự chúng ta không có trong cuộc sống, chúng ta bỏ lỡ tất cả những gì chúng ta có. Chúng ta bị mù quáng với các tài nguyên và cơ hội của chúng ta. Hãy dành thời gian trong tuần này để xem xét những ơn mà chúng ta có trong cuộc sống của chúng ta – những đồ vật và con người. Khi làm như vậy, chúng ta sẽ có những bước đầu tiên đối với sự tự do riêng của chúng ta và một mối quan hệ đời đời với Đức Chúa Trời.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét