Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

ĐUỔI THEO CỦA CÀ-RỐT


Đuổi Theo Của Cà Rốt
Nhờ Đức Chúa Trời chúng tôi sẽ làm những việc cả thể; Vì chính Ngài sẽ giày đạp các cừu địch chúng tôi — Thi thiên 108:13

Một diễn giả muốn minh họa cho luận điểm kia, vì vậy cô cầm củ cà rốt cụ thể tiêu biểu cho một cây gậy. Sau đó, cô tiếp tục đuổi theo củ cà rốt quanh phòng khi cô đưa ra một độc thoại đại loại như thế này:

Khi chúng ta là con cái, chúng ta không thể chờ đợi để được lớn lên, vì vậy chúng ta theo đuổi làm một người trưởng thành cho đến khi chúng ta được hai mươi tuổi và thấy rằng chúng ta vẫn chưa thoả mãn. Thế rồi, chúng ta nghĩ rằng khi mình tìm thấy người bạn đời của linh hồn mình, chúng ta thấy rất hạnh phúc. Nhưng sau đó chúng ta thấy rằng hôn nhân không giải quyết được mọi vấn đề và tạo ra một số nan đề mới. Vì vậy, chúng ta nghĩ, có thể khi chúng ta có con cái, chúng ta sẽ thấy hài lòng. Khi chúng ta có con cái, lại thêm nhiều thách thức. Chúng ta theo đuổi một công việc khá hơn, rồi về hưu, và cuộc truy đuổi kia không bao giờ kết thúc.

Mục đích của diễn giả? Chúng ta có thể dành toàn bộ cuộc sống của chúng ta theo đuổi một củ cà rốt không nằm trong tầm với của chúng ta – chúng ta càng đi tới, thì nó lại càng xa khỏi tầm với của mình. Nghe có quen không?

Thi thiên 108 là độc đáo bởi vì nó có các chi tiết của hai Thi thiên – Thi Thiên 57 và 60 – và ghép chúng lại với nhau. Tại sao vua David lại làm một việc như vậy chứ? Thi thiên 57 được viết ra khi ông trốn tránh Vua Sau-lơ, là người đã theo đuổi ông trong nhiều năm trời với nỗ lực hòng giết chết ông. Thi thiên 60 đã được viết ra sau khi David đã lên ngôi làm vua, khi các nước lân bang tấn công ông. Các Thi thiên nầy phản ánh những kinh nghiệm rất khác nhau và thời điểm rất khác nhau trong cuộc sống của David. Vì vậy, tại sao David lại ghép chúng lại với nhau chứ?

Truyền khẫu Do Thái dạy rằng David đã nhìn thấy với khải tượng mang tính tiên tri cho rằng người Do Thái sẽ nếm trải các kinh nghiệm nầy trong vai trò một quốc gia. Họ sẽ phải tốn hàng ngàn năm trốn tránh và thoát khỏi sự bắt bớ giống như khi David chạy trốn Sau-lơ vậy. Ngay cả khi họ định cư trở lại trong đất của Israel, họ đã kinh nghiệm nhiều cuộc tấn công giống như David đã kinh nghiệm khi ông trở thành Vua của Israel. David ghép hai Thi thiên nầy lại với nhau như lời khen ngợi cho thời kỳ Đấng Mêsi, khi cả hai loại kinh nghiệm sẽ qua đi và sau cùng đã chiến thắng mọi chiến trận.

Các kinh nghiệm của David đã được phản ảnh vào hoàn cảnh của người Do Thái trong suốt lịch sử, và những kinh nghiệm này vẫn còn thể hiện trong đời sống của chúng ta ngày hôm nay. Giống như David, chúng ta tốn thời gian chạy trốn khỏi những tình huống xấu chỉ để thấy rằng khi chúng ta đã đạt được mục tiêu của mình, chúng ta vẫn có nhiều nan đề. Sự thể giống như đuổi theo củ cà rốt mà chúng ta không bao giờ với tới được. Chúng ta dường như đạt được sự thành công vậy.

Cảm tạ Chúa, trong câu cuối cùng, David tiết lộ bí quyết cho việc đạt được thành công một cách thực sự — bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào, và dưới mọi hành cảnh: Nhờ Đức Chúa Trời chúng tôi sẽ làm những việc cả thể…”. Khi chúng ta thôi không theo đuổi nữa và chỉ có đức tin thôi, chúng ta sẽ sống hạnh phúc bất cứ đâu chúng ta cư ngụ. Có thể chúng ta không hề với tới của cà rốt, nhưng khi chúng ta tiếp nhận Đức Chúa Trời và tin cậy nơi Ngài, thực vậy, chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta đang có mọi sự.


Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

THÁI ĐỘ BIẾT ƠN


Thái Độ Biết Ơn
Đoạn, Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Hãy truyền cho A-rôn rằng: Cầm lấy cây gậy anh, giơ tay ra trên nước xứ Ê-díp-tô, trên rạch, sông, bàu, và khắp mọi nơi có nước trong xứ, hầu cho nước hóa thành huyết; cả xứ Ê-díp-tô, và trong những bình chứa nước bằng gỗ, bằng đá đều sẽ có huyết hết thảy — Xuất Êdíptô ký 7:19

Môi-se và A-rôn đã xác định vai trò một cách rõ ràng. Môi-se sẽ là lãnh tụ của con cái Israel, song A-rôn sẽ là phát ngôn viên của ông một khi Môi-se cảm thấy bị hạn chế trong cách nói năng của ông. A-rôn sẽ phát biểu; còn Môi-se sẽ nắm lấy hành động. A-rôn sẽ lập lời hứa; còn Môi-se sẽ cung ứng. Hai anh em là một đội biểu lộ sức mạnh của họ và bù đắp các nhược điểm cho nhau.

Đây là trường hợp, bậc thánh hiền Do Thái bị bối rối khi A-rôn, chớ không phải Môi-se, được truyền cho phải giáng ba trận dịch đầu tiên sau khi cảnh cáo Pharaôn. Đây chẳng phải là đấu trường của Môi-se sao? Môi-se đã thực thi các trận dịch còn lại, vậy tại sao không thực hiện ba trận dịch đầu tiên?

Bậc thánh hiền giải thích rằng trong khi Môi-se phải là người thực hiện ba trận dịch đầu tiên, Đức Chúa Trời thực hiện một ngoại lệ vì một lý do rất hay. Lý do ư? Lòng biết ơn.

Hai trận dịch đầu tiên liên quan đến việc đánh vào sông Ni-lơ. Hành động đầu tiên biến nó thành huyết, và hành động thứ hai dẫn đến trận dịch ếch nhái, chúng ra từ dòng sông. Sông Ni-lơ đã xử sự tốt với Môi-se. Nó đã trung thành bồng ẳm ông thật an toàn khi là một trẻ sơ sinh đặt vào tay của công chúa Pharaôn. Môi-se nợ cuộc sống mình với sông Ni-lơ. Và vì vậy quả là không thích ứng cho ông khi làm hại nó.

Trận dịch thứ ba, muỗi, bị bày ra bằng cách đập trên đất. Môi-se cũng rất biết ơn đối với đất nữa. Khi ông giết người Ai-cập, đất nuốt chửng thi thể để bảo vệ Môi-se không bị hại ngay lập tức, cung ứng cho ông thời gian để chạy trốn an toàn vào sa mạc. Môi-se cũng nợ cuộc sống mình đối với đất nữa.

Trong việc lựa chọn A-rôn để bắt đầu ba trận dịch đầu tiên, Đức Chúa Trời đã dạy cho Môi-se biết – và tất cả chúng ta – một bài học rất năng động về lòng biết ơn: Nếu chúng ta có lòng biết ơn đối với các đối tượng vô tri vô giác, như sông và đất, huống chi chúng ta cần phải biết ơn nhiều hơn nữa đối với con người ! Khi chúng ta học biết phải biết ơn mọi sự trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta cũng sẽ biết phải biết ơn như thế nào đối với con người trong cuộc sống của chúng ta.

Chế độ nô lệ của người Do Thái ở Ai-cập bắt đầu với thái độ không biết ơn – người Ai-cập đã sống vô ơn trước sự giúp đỡ mà Giô-sép đã làm cho họ. Sự cứu chuộc của họ khởi sự với lòng biết ơn.

Quí bạn ơi, sự cứu chuộc luôn luôn bắt đầu với lòng biết ơn. Khi chúng ta tập trung vào những thách thức của cuộc sống và mọi sự chúng ta không có trong cuộc sống, chúng ta bỏ lỡ tất cả những gì chúng ta có. Chúng ta bị mù quáng với các tài nguyên và cơ hội của chúng ta. Hãy dành thời gian trong tuần này để xem xét những ơn mà chúng ta có trong cuộc sống của chúng ta – những đồ vật và con người. Khi làm như vậy, chúng ta sẽ có những bước đầu tiên đối với sự tự do riêng của chúng ta và một mối quan hệ đời đời với Đức Chúa Trời.



Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

BẤT KỲ BUỔI MAI NÀO


Bất Kỳ Buổi Mai Nào
Mỗi buổi mai tôi sẽ diệt hết thảy kẻ dữ trong xứ, đặng truất mọi kẻ làm ác khỏi thành Đức Giê-hô-va — Thi thiên 101:8

Truyền khẩu Do Thái giáo, người Do Thái tin điều được trao cho Môise vào thời điểm ấy là luật pháp thành văn và nó bao gồm việc giải trình và làm rõ luật pháp ấy đã được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác, dạy câu chuyện sau đây:

Một nhóm nhà hiền triết Do Thái đã có một cuộc thảo luận về câu nói quan trọng nhất trong Kinh Thánh. Một vị đề nghị: "Hỡi Y-sơ-ra-ên! hãy nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai" (Phục truyền luật lệ ký 6:4). Thực vậy, niềm tin vào Đức Chúa Trời có một là hòn đá góc của đức tin Do Thái. Tuy nhiên, một vị khác đề xuất: "hãy yêu thương kẻ lân cận ngươi như mình" (Lêvi ký 19:18) vì niềm tin nơi Đức Chúa Trời là chưa đủ. Một người cũng phải hành động một cách xứng hợp đối với người khác.

Sau cùng, một vị khác đưa ra đề nghị thứ ba. Ông nói: "Buổi sớm mai ngươi hãy dâng một trong hai chiên con" (Xuất Êdíptô ký 29:39), khi tham khảo đến con sinh được dâng lên mỗi ngày trong Đền Thờ. Thật là một sự lựa chọn kỳ lạ! Còn kỳ lạ hơn nữa là ai nấy đều đồng ý với ông ấy!

Như bạn có thể đoán, có một ý nghĩa sâu sắc trong câu nói về các con sinh. Chính về tính nhất quán – của việc làm một công việc hết ngày nầy sang ngày khác. Một con sinh được dâng lên vào buổi mai và con khác vào buổi chiều – từng ngày một. Con sinh này, được gọi là "con sinh mỗi ngày", là biểu tượng của hành vi công bình trước sau như một.

Có đức tin mẫu mực trong một tình huống cụ thể hoặc làm ra một hành động phi thường của lòng nhân từ vào một thời điểm nào đó là một việc. Nhưng sự công bình không được quyết định bởi những gì chúng ta làm một lần trong một thời gian nào đó. Sự công bình được xác định bởi tất cả những việc nhỏ mà chúng ta làm từ ngày này qua ngày khác – cho dù chúng ta cảm thấy đúng như thế hay không – mưa hay nắng, từng ngày một trong đời sống của chúng ta.

Vị hiền triết sau cùng đã cho thấy rằng những gì chúng ta làm là không quan trọng cho bằng chúng ta làm việc ấy thích đáng như thế nào. Tình trạng thuộc linh thực phải là thường xuyên và nhất quán. Nói khác đi, đấy chỉ là phù du giống như chiếc cầu vồng, ngay khi nó vẫn toả đẹp trên bầu trời.

Trong Thi thiên 101, Vua David khẳng định rằng: Mỗi buổi mai tôi sẽ diệt hết thảy kẻ dữ trong xứ”. Bậc thánh hiền giải thích rằng David nhấn mạnh rằng ông đã làm việc của mình từng ngày một với sự nhiệt tình y như ngày đầu tiên. Ông đã không để lở ngày thứ ba vì ông đã làm tốt công việc vào thứ hai, và ông đã không bỏ ngày thứ năm vì ông làm việc muộn vào đêm hôm qua. David vốn thường xuyên và nhất quán trong sự ông thờ phượng Chúa và điều đó khiến ông ra công bình.

Giống như David, chúng ta cần phải thức dậy mỗi buổi mai, ra khỏi giường sẵn sàng và bằng lòng sống hết mình. Dầu khi chúng ta mệt mỏi hay thấy nhạt nhẻo. Đặc biệt là nếu chúng ta mệt mỏi hay thấy nhạt nhẻo! Nếu chúng ta là trước sau như một và dâng 100% từng ngày trong cuộc sống của chúng ta, khi ấy Đức Chúa Trời cũng hiện diện ở đó vì chúng ta nữa.