Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

ĐẦU TƯ XỨNG ĐÁNG


Đầu Tư Xứng Đáng
Nầy, trong khắp xứ Ê-díp-tô sẽ có bảy năm được mùa dư dật. Nhưng bảy năm đó lại liền tiếp bảy năm đói kém; dân bản xứ đều sẽ quên sự dư dật đó, và ách đói kém sẽ làm cho toàn xứ hao mòn — Sáng thế ký 41:29–30

Giôsép đã đúng chính xác khi ông giải thích hai điềm chiêm bao của Pharaôn. Trong chiêm bao thứ nhứt, bảy con bò mập béo bị bảy con bò xấu xí và còi cọc nuốt mất. Trong chiêm bao thứ hai, bảy gié lúa no tròn và khỏe mạnh đã bị bảy gié lúa lép kia nuốt mất. Giôsép giải thích cả hai điềm chiêm bao đều có ý nghĩa như nhau: Aicập sẽ kinh nghiệm bảy năm trúng mùa và thặng dư, nối theo sau là bảy năm đói kém.

Giôsép nói thêm như sau “dân bản xứ đều sẽ quên sự dư dật đó”. Giống như bảy con bò còi cọc kia nuốt lấy bảy con bò mập béo và mấy cái gié lúa lép kia nuốt mất mấy cái gié lúa no tròn, các năm đói kém hoàn toàn xoá sạch mọi sự thịnh vượng đã có trước đó — tới điểm mà chẳng có ai còn nhớ tới nó nữa!

Làm sao là xảy ra như thế được chứ? Hết thảy chúng ta đều rơi vào các thời kỳ khó khăn, nhưng điều đó có nghĩa là chúng ta quên mất những phần tốt đẹp của cuộc sống chúng ta sao? Khó đấy! Nhưng bậc thánh hiền Do Thái giải thích rằng có một sự khác biệt giữa sự suông sẻ vật chất và các khoái lạc không phải là vật chất. Đỉnh cao không phải là vật chất trong cuộc sống của chúng ta ở lại với chúng ta mãi mãi, trừ ra sự thoả mãn về vật chất dễ dàng bị lãng quên. Vô luận hoàn cảnh thuộc thể của chúng ta có tuyệt vời như thế nào đi nữa, trong giây lát nó có thể biến mất đi, cả trong thực tế lẫn trong ký ức.

Cách đây mấy năm, khi Siêu bão Sandy sắp sửa đánh vào phía Đông Bắc, đã có rất nhiều dự báo thảm khốc và cảnh cáo rất long trọng. Nhưng có một cảnh báo đặc biệt làm cho tôi phải lạnh xương sống. Cảnh báo đó đến từ Ray Leonard, là người đã đón nhận cơn bão tương tự trên một chiếc thuyền đánh cá cách đó cả chục năm. Câu chuyện của ông về sau được làm thành một cuốn phim có tên là "The Perfect Storm" (Cơn Bão Hoàn Hảo). Sắp trải qua một cơn bão dữ dội và bạo lực như một khu vực đô thị của thành phố Nữu Ước sửa soạn đón nhận, các phóng viên đã tìm kiếm lời khuyên của ông.

Đây là những gì ông đã nói: "Nếu cơn bão nầy ụp vào, bạn sẽ mất tất cả những thứ nhỏ nhặt mà bạn đã dành 20 năm qua để cảm thấy mình có phước đủ". Và quả thực, nhiều người đã bị mất mát. Người nào sống thành công về mặt thuộc thể trong nhiều thập kỷ đã thấy họ chỉ còn có y phục trên lưng mình, họ mất hết nhà cửa, xe cộ, và "các thứ nhỏ nhặt".

Sandy để lại sau lưng rất nhiều thiệt hại, nhưng cũng có một vài món quà. Một trong những món quà ấy là chính sứ điệp mà Giôsép đã cung ứng cho Aicập khi ông giải thích các điềm chiêm bao của Pharaôn. Vật chất là tạm bợ, thoáng qua, vì vậy rất dễ vỡ. Mặt khác, những khoản phi vật chất như tình yêu, sự tử tế và đức tin – các thứ ấy minh chứng vô địch, có khả năng chống chọi lại với giông bão, và phục hồi sinh khí.

Vì vậy, khi đưa ra sự lựa chọn, đâu là đầu tư tốt hơn về thời gian và năng lực của chúng ta? Có phải chúng ta tập trung vào của cải vật chất, hoặc những món quà vô hình, giá trị của chúng sẽ không bao giờ phôi phai hoặc biến mất?


Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

CÓ ĐỦ HẾT


Có Đủ Hết
Xin anh hãy nhận lấy lễ vật em đã dâng cho anh, vì Đức Chúa Trời cho em đầy dẫy ân huệ, và em có đủ hết — Sáng thế ký 33:11

Giacốp gửi cho Êsau anh của ông những món quà cực kỳ hào phóng với hy vọng kiếm được sự thân thiện của anh mình, mặc dù hai người đã là kẻ thù trong nhiều năm trời. Rất may, Êsau đã phản ứng tích cực với kiểu thức ấy. Không những ông xoè bàn tay ra trong sự thân thiện, mà thậm chí ông còn từ chối không nhận lấy bất kỳ quà tặng nào của Giacốp nữa.

Êsau nói: "Hỡi em! anh đã được đủ rồi; vậy, hãy lấy lại vật chi của em đi" (Sáng thế ký 33:9).

Giacốp khăng khăng: Xin anh hãy nhận lấy lễ vật em đã dâng cho anh, vì Đức Chúa Trời cho em đầy dẫy ân huệ, và em có đủ hết .

Ở cái nhìn đầu tiên, dường như hai anh em đã thốt ra cùng một việc: "Anh [em] hãy giữ lấy những món quà – Anh [em] không cần chúng". Và trong khi cả hai anh em đều có hành động đáng ngưỡng mộ, có cái gì đó hoàn toàn khác biệt trong những gì từng người thốt ra. Ê-sau nói: "Anh đã được đủ rồi", còn Giacốp thì nói: "Em có đủ hết".

Đâu là sự khác biệt chứ? “Đã được đủ” hàm ý rằng trong khi tôi thoải mái với những gì tôi có trong cuộc sống, luôn luôn có chỗ cho nhiều thứ hơn nữa. Tôi muốn có thêm nữa. Nhưng “có đủ hết” ý nói tôi có đúng những gì tôi cần. Tôi không cần ít hơn và tôi cũng không cần nhiều hơn. Đức Chúa Trời đã ban cho tôi chính xác những gì tôi cần để thành công trong chỗ tôi sống trong đời tôi lúc bây giờ. Chén của tôi đầy tràn rồi và tôi cảm thấy thực sự được phước.

Bậc thánh hiền Do Thái dạy: "Ai là người giàu có? Ai là người hài lòng với phần của mình". Những gì chúng ta có không xác định cách giàu có của chúng ta; cách chúng ta nhận thức những gì chúng ta có, xác định cách giàu có của chúng ta.

Ngày nay chúng ta sống trong một xã hội mà ở đó người trung lưu thưởng thức mức sống vượt quá những gì hạng người giàu có thưởng thức chỉ cách đây một thế kỷ. Nhưng liệu người trung lưu đó có cảm thấy mình được phước hay không? Chắc là không rồi. Chúng ta liên tục được nhắc nhở bởi những tấm biển quảng cáo cho thấy chúng ta vẫn còn thiếu thốn. Mặc dù chúng ta có thể thừa nhận rằng chúng ta có đủ, rất ít người cảm thấy rằng họ có đủ hết đâu.

Cách đây mấy năm, Siêu bão Sandy là một cơn bão gây tàn phá không những làm thay đổi bờ biển Nữu Ước; mà nó còn gây cho bề mặt của Nữu Ước không còn phù hợp với kiểu mẫu của nó nữa. Đột nhiên, thành phố đầy tham vọng chuyên lèo lái đồng đôla không bao giờ đi ngủ đã dậm chân chậm lại – bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, và khách lạ, họ bắt tay nhau để chia sẻ thức ăn và nơi trú ẩn. Ở giữa những câu chuyện kinh hãi nói tới sự mất mát, thì đã xuất hiện những câu chuyện nâng cao tinh thần của con người. Giờ đây, từng ấy là có đủ hết!

Đúng là không nên lấy một sự kiện giông bão hoặc đại hồng thủy để nhắc cho chúng ta nhớ đến những gì chúng ta có. Hãy nhìn xung quanh bạn và để ý đến nhiều ơn phước của bạn. Chúng ta có sự tự do. Chúng ta có sự dư dật. Chúng ta có nhau.

Chúng ta có đủ hết!


Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

PHÉP LẠ MỖI NGÀY


Phép Lạ Mỗi Ngày
Nàng thọ thai nữa, sanh một con trai, và nói rằng: Lần nầy tôi ngợi khen Đức Giê-hô-va; vì cớ ấy, đặt tên là Giuđa. Đoạn, nàng thôi thai nghén — Sáng thế ký 29:35

Khi Lêah sinh đứa con trai thứ tư, nàng đặt cho nó cái tên phản ánh những gì mình cảm nhận được: Giuđa. Tên Giuđa đến từ chữ Hybálai hoda'a, có nghĩa là cảm tạ hoặc dâng lên sự ngợi khen. Vào thời điểm đó, Lêa cảm thấy một ý thức phủ lút về sự biết ơn đối với Đấng Tạo Hóa của nàng vì đã ban cho nàng một đứa trai khác.

Bậc thánh hiền Do Thái đưa ra lời phát biểu khó hiểu về việc Lêa chọn lấy cái tên. Họ nói rằng Lêa là người đầu tiên từng ngợi khen Đức Chúa Trời. Nhưng còn những người cao trọng khác đã đến trước nàng thì sao? Chắc chắn Ápraham và Ysác đã dâng lời cảm tạ Chúa và đã dâng những của lễ tạ ơn Ngài! Làm sao mà bậc thánh hiền lại dám đưa ra một lời xưng nhận quá đáng như thế chứ?

Chúng ta cần phải tìm hiểu bậc thánh hiền muốn nói gì qua câu nói của họ. Tất cả mọi người trước Lêa đều cảm tạ Đức Chúa Trời, họ làm vậy đáp ứng với một số sự kiện không bình thường – một phép lạ thuộc loại gì đó. Lêa là người đầu tiên cảm tạ Đức Chúa Trời vì những điều kỳ diệu xảy ra từng ngày một. Nàng đã sanh một đứa bé khỏe mạnh xinh đẹp – là điều mà mọi người cho là đương nhiên – và nói: “Nào, đây là một phép lạ”. Lêa là người đầu tiên nhận ra rằng việc gì là tự nhiên và thông thường không có nghĩa không phải là lạ lùng đâu. Nàng là người đầu tiên ngợi khen Đức Chúa Trời vì những điều kỳ diệu tự nhiên.

Nhận lãnh được trong cuộc sống hàng ngày và bỏ lỡ những điều phi thường đang xảy ra xung quanh chúng ta là điều rất dễ dàng. Phần nhiều người trong chúng ta cho là đương nhiên sự vinh hiển của mặt trời lúc ban mai và sự rực rỡ của các vì sao lúc ban đêm. Chúng ta không đánh giá đầy đủ tặng phẩm của một tình bạn yêu dấu, nét đẹp của nụ cười trẻ thơ, hay khả năng để ăn thoả mãn một bữa ăn. Phép lạ của Đức Chúa Trời có ở khắp mọi nơi. Ngài ngự trong làn gió thổi qua những tàng cây, và làn gió hiu hiu mơn trên má của bạn. Ngài ở trong sự lên xuống của sóng biển. Lêa là người đầu tiên mở mắt nàng ra và đánh giá Đức Chúa Trời ngự ở khắp mọi nơi. Và vì vậy nàng đã dâng lời cảm tạ vì mọi sự.

Trong buổi cầu nguyện hàng ngày của người Do thái, chúng ta niệm một lời cầu nguyện và ngợi khen thật đặc biệt ba lần một ngày. Đây là những gì chúng ta đọc: "Chúng ta cảm tạ Ngài … Các phép lạ của Ngài ở với chúng ta mỗi ngày, sự kỳ diệu của Ngài và lòng nhơn từ Ngài có trọn một đời".

Di sản của Lêa còn sống mãi. Chúng ta dành thời gian để suy gẫm hàng ngày về các phép lạ mà chúng ta đang nếm trải mỗi ngày trong cuộc sống của chúng ta, trọn cả đời. Bởi vì khi chúng ta có thể tìm thấy Đức Chúa Trời trong những việc nhỏ, chúng ta cũng sẽ kinh nghiệm Ngài trong những việc lớn lao. Khi chúng ta nhận ra các phép lạ hàng ngày, chúng ta sẽ xứng đáng nhìn thấy những phép lạ lớn lao nhất trong mọi phép lạ.